Chiến tranh nhân dân



Đã có một thời ĐCS VN vận dụng thành công CTND để đoạt lấy chính quyền, sự trở mặt lại với nhân dân đã đẩy cái sức mạnh ấy vào dĩ vãng không thể khôi phục.

Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân Việt Nam vô cùng dũng cảm, họ sẵn sàng xung phong ra trận để đánh giặc, bảo vệ mảnh đất quê hương cho dù biết rằng nguy hiểm là vô cùng lớn và có thể phải hy sinh cả tính mạng. Người dân Việt Nam sẵn lòng hiến đất, hiến tài sản của mình cho cách mạng, nhiều người không ngại ngùng đem cả gia tài ủng hộ cho bộ đội, cho cuộc kháng chiến. Lòng độ lượng của mọi người đã đóng góp phần quan trọng cho thành công của cả dân tộc.

Những đức tính đáng nhớ của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ này là dũng cảm, thông minh và độ lượng. Đây là những đức tính không phải lúc nào cũng có thể có được.

Trước sự lấn áp của Bắc kinh, chỉ có phát huy sự đồng thuận của toàn dân mới kháng cự được sức mạnh của kẻ thù, sự phản bội lại quyền lợi dân tộc đã mặc nhiên truất phế vai trò lãnh đạo của ĐCS.

Chỉ còn một con đường cải cách dân chủ, xóa bỏ những đặc quyền đặc lợi của ĐCS, phóng thích các tù nhân chính trị, tranh thủ ảnh hưởng của các Việt kiều tạo sự đồng thuận cao nhất… Nếu thực hiện được những điều trên thì lo gì kẻ thù phương Bắc.

Vì sao SV – HS không tham gia các cuộc đấu tranh chính trị?

Ngày nào cũng phải học những luận điệu như thế này, cùng với răn đe thiếu điểm không cho lên lớp hay không được xét học sinh giỏi.

Phản ứng giới trẻ sẽ có hai xu hướng:

  • Lãng tránh chuyện chính trị
  • Học để đối phó

Internet phát triển có xóa bớt sự ngây ngô của SV-HS nhưng trước những đàn áp thẳng tay của chính quyền, những bản án dành cho các nhà dân chủ, áp lực từ nhà trường… Thế hệ trẻ đã xa rời trách nhiệm với vận mệnh đất nước, phó mặc cho sự đưa đẩy của XH và đa số đi theo xu thế được ĐCS ủng hộ là chăm chú làm giàu & Hưởng thụ.

===

CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 Tài liệu giảng dạy SV

I- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1.1 Mục đích:

– Giới thiệu cho sinh viên nắm được tính chất, đặc điểm, quan điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở nghiên cứu nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

1.2 Yêu cầu:

– Từ nhận thức trên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, ra sức học tập và vận dụng sáng tạo những quan điểm chỉ đạo của Đảng góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

II- NỘI DUNG

2.1 Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

2.1.1 Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

Mục đích: Nhằm “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị vàmôi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

– Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

+ Đối tượng tác chiến: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ.

+ Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta.

Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong, đồng thời kết hợp với các biện pháp phi vũ trang để lừa bịp dư luận.

– Những điểm mạnh, yếu của địch:

+ Mạnh: Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ. Có thể kết cấu được với lực lượng phản động nội điạ thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào.

+ Yếu: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chắc chắn bị nhân loại phản đối. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống xâm lược, chắc chắn sẽ làm chúng bị tổn thất nặng nề, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của địch. Địa hình thời tiết nước ta phức tạp khó khăn cho địch sử dụng phương tiện lực lượng.

2.1.2 Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc

– Tính chất:

+ Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.

+ Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự).

– Đặc điểm của chiến tranh nhân dân.

+ Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước, chung sức đánh giặc.

+ Trong cuộc chiên tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, dựa vào sức mình là chính nhưng đồng thời cũng được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả loài người tiến bộ trên thế giới, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù.

+ Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt, phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch sẽ thực hiện phương châm chiến lược đánh nhanh, giải quyết nhanh. Quy mô chiến tranh có thể lớn và ác liệt ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hoả lực với tiến công trên bộ, tiến công từ bên ngoài kết hợp với bạo loạn lật đổ ở bên trong và bao vây phong toả đường không, đường biển và đường bộ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn.

+ Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài.

2.2 Quan điểm của Đảng ta trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.2.1 Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

– Vị trí:

Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt thể hiện tính nhân dân sâu sắc. Khẳng định, đây là cuộc chiến tranh của nhân dân và vì nhân dân. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.

– Nội dung:

+ Trong điều kiện mới ta vẫn phải “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”, Đảng ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc…

+ Động viên toàn dân đánh giặc, trong đó lấy Bộ đội chủ lực cùng lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc trên chiến trường cả nước. Đánh bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, bằng những cách độc đáo, sáng tạo…

+ Tiến hành chiến tranh toàn dân đó là truyền thống của ông cha ta, dân tộc ta từ ngàn xưa. Ngày nay, chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống ấy lên một trình độ mới phù hợp với điều kiện mới, thực hiện chiến tranh toàn dân đánh thắng cuộc tiến công xâm lược của địch.

– Biện pháp thực hiện:

+ Tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.

+ Không ngừng chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đặc biệt là chất lượng chính trị.

+ Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây ở trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân lên một tầm cao mới. Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc

2.2.2 Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

– Vị trí:

Quan điểm trên có vai trò quan trọng, vừa mang tính chỉ đạo và hướng dẫn hành động cụ thể để dành thắng lợi trong chiến tranh.

– Nội dung:

+ Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất, tinh thần của quốc gia nhưng chiến tranh của ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng. Để phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân, đánh bại chiến tranh tổng lực của địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng.

+ Tất cả các mặt trận đấu tranh phải kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự dành thắng lợi trên chiến trường và cùng với đấu tranh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh.

+ Truyền thống và kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước trong lịch sử ông cha ta cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng, chứng tỏ nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện, đấu tranh với địch trên nhiều mặt nhưng chủ yếu đã đánh địch và thắng địch trên mặt trận quân sự, nhờ đó mà nhân dân ta đã giành được thắng lợi, giành và giữ nền độc lập dân tộc. Tình hình thế giới ngày nay diễn biến phức tạp và có những thay đổi sâu sắc, đất nước đứng trước những thuận lợi mới và những thách thức mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nỗ lực phấn đấu làm thất bại âm mưu và các mục tiêu chiến lược của địch, dành thắng lợi toàn diện cho chiến tranh.

– Biện pháp:

+ Đảng phải có đường lối chiến lược, sách lược đúng, tạo thế và lực cho từng mặt trận đấu tranh tạo nên sức mạnh, trước mắt đấu tranh làm thất bại chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của địch. Động viên sức mạnh của toàn dân tiến hành trên các mặt trận khi kẻ thù phát động chiến tranh xâm lược

+ Phải vận dụng sáng tạo nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp trên từng mặt; đồng thời có nghệ thuật chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ các mặt trận đấu tranh trong từng giai đoạn cũng như quá trình phát triển của chiến tranh. Song phải luôn quán triệt lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để kết thúc chiến tranh

2.2.3 Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt

Chúng ta phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức đánh được lâu dài, ra sức tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, chủ động đối phó và giành thắng lợi trong thời gian cần thiết. Trên cơ sở đó, chúng ta dồn sức để rút ngắn thời gian của chiến tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Ta kiên quyết ngăn chặn địch không cho chúng mở rộng để thu hẹp không gian của chiến tranh. Kiên quyết không cho địch thực hiện được mục đích của chúng là “đánh nhanh, giải quyết nhanh” theo học thuyết “không  – bộ – biển”. Mặt khác cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để thắng địch trong điều kiện chiến tranh mở rộng.

2.2.4 Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

Đây là một kinh nghiệm đồng thời là truyền thống chống giặc ngoại xâm trước kia cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trong chiến tranh ta phải vừa kháng chiến, vừa duy trì và đẩy mạnh sản xuất bảo đảm nhu cầu vật chất, kĩ thuật cho chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân. Ta phải thực hành tiết kiệm trong xây dựng và trong chiến tranh, lấy của địch đánh địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta, không ngừng tăng thêm tiềm lực của chiến tranh, càng đánh càng mạnh.

2.2.5 Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn

Hiện nay kẻ địch đang đẩy mạnh chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta. Nếu chiến tranh xảy ra, địch sẽ tăng cường đánh phá ta bằng nhiều biện pháp. Vì vậy, đi đôi với đấu tranh quân sự trên chiến trường, ta phải kịp thời trấn áp mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch ở hậu phương, bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phương, giữ vững sự chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng

2.2.6 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới

– Cuộc chiến tranh xâm lược của địch là tàn bạo và vô nhân đạo, sẽ bị nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối.

– Đoàn kết mở rộng quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân nước có quân xâm lược

2.3 Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.3.1 Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân

– Thế trận chiến tranh nhân dân là sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.

– Thế trận chiến tranh bố trí rộng trên cả nước nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh toàn diện, có khả năng độc lập tác chiến, đồng thời phối hợp với bộ đội chủ lực và đơn vị bạn đánh địch liên tục, dài ngày, liên kết thành thế trận làng nước

2.3.2 Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân.

– Lực lượng chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, lấy lực lưọng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

– Lực lượng toàn dân được tổ chức chặt chẽ thành lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự

– Lực lượng vũ trang nhân dân được xây dựng vững mạnh toàn diện, coi trọng cả chất lượng và số lượng, trong đó lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở

2.3.3 Phối hợp chặt chẽ chống quân địch tiến công từ bên ngoài vào và bạo loạn lật đổ từ bên trong.

– Kẻ thù xâm lược nước ta có thể sẽ sử dụng lực lượng tiến công từ bên ngoài vào và bạo loạn lật đổ ở bên trong, đánh nhanh giải quyết nhanh, vì vậy buộc ta phải chủ động ngăn chặn ý đồ của chúng, không để kẻ địch cấu kết với nhau.

Trong quá trình chuẩn bị lực lượng vũ trang phải có kế hoạch, phương án chiến đấu và được quán triệt tới mọi người, kết hợp giải quyết tốt các tình huống chiến đấu diễn ra. 

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Mục đích, tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?

2. Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN?

3. Tại sao phải tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện?

 Bài viết của HS về CTND

Đất nước Việt Nam ta có tổng diện tích là 330 990km2 và một vùng biển rộng hơn 1 triệu km2. Đất nước ta hình dạng trài dài theo chiều bắc nam và hẹp theo chiều đông tây, nước ta nằm ở cửa ngõ của khu vực ĐNA nối liền giữa ĐNA hải đảo với lục địa ĐBA và ở phía Đông của nước ta là vùng biển Đông rộng lớn kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế nối từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương đi qua, đây là tuyến đường hàng hải quan trọng với cả thế giới vì vậy mà không ít thì nhiều các nước lớn đều có lợi ích tại biển Đông. Thêm vào đó biển Đông còn có khoảng sản rất phong phú về chủng loại và chữ lượng. Nhưng không giống như tên gọi của đại dương mà biển Đông của nước ta là 1 phần của nó, biển Đông đang thực sự giậy sóng, bởi ở đây có sự tranh chấp lãnh thổ của nhiều quốc gia và vung lãnh thổ, và chính vì có sự chanh trấp lãnh thổ trên biên Đông mà đây là một trong các nguyên nhân có thể dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài đối với nước ta.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược của các thế lực ngoại bang thì đất nước ta luôn ở vào thế yếu hơn địch vê tiềm lực kinh tế chính trị khoa học kỹ thuật và trang thiết bị vũ khí. Trong bố cảnh nước ta hiện nay và trong tương lai gần nếu lại xãy ra chiến tranh chống xâm lược thì như truyền thống nước ta vẫn ở thế yếu hơn quân địch về mọi mặt vậy làm thế nào để dành được chiến thắng?
Kẻ đi xâm lược thì dù ở thời đại nào, chúng cũng muốn đánh nhanh thắng nhanh để tránh bị sa lầy dẫn đến những hậu quả không mong muốn, nhưng trong điều kiện nước ta, để giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến thì ta sẽ phải buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta. Hay nói cách khác là buộc chúng phải rơi vào tình trạng bị sa lầy, từ đó sẽ dẫn đến các sai lầm về chiến lược và chiến thuật, sinh lực bị tiêu hao chi phí chiến tranh tốn kém dẫn đến sự phản kháng trong nhân dân tại quốc gia phát động cuộc chiến . Và đó đã là điều kiện cần, kết hợp với điều kiện đủ là khi có thời cơ ta sẽ mở các chiến dịch tổng phản công và giành được thắng lợi cuối cùng.
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược được tiến hành bởi toàn bộ nhân dân, trong đó các lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt có sự phối hợp của toàn dân. Chiến tranh nhân dân được tiến hành trên toàn bộ lãnh thổ nước ta và trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh là nhân dân ta được sống trong tự do hòa bình và giữ được sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước…

Trung Quốc: ‘Chiến tranh nhân dân đã lỗi thời’

Xem hình

Theo quan điểm thống nhất chung của giới lãnh đạo Trung Quốc, một quốc gia mạnh không thể tồn tại mà không có một quân đội hùng mạnh và hiện đại.

Theo Chính phủ Trung quốc, khái niệm chiến tranh nhân dân đã không còn khả năng bảo vệ vững chắc nên an ninh quốc gia cũng như đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, khái niệm này so với thời đại chiến tranh công nghệ cao hiện nay đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ đất nước.

Hiện nay trong biên chế của lực lượng vũ trang Trung quốc có tới 2.300.000 binh sỹ. Hàng năm chính phủ Trung Quốc đã dành một khoản ngân sách khổng lồ chi cho hiện đại hoá quân đội trong đó tập trung cho huấn luyện binh lính và trang bị vũ khí hiện đại, với mục tiêu “sẵn sàng đương đầu với bất kỳ các cuộc tấn công quy mô lớn và nguy cơ đe doạ đến nền anh ninh quốc gia, chủ quyền của trung Quốc”.

Chính phủ Trung Quốc muốn hướng đến phát triển một quân đội hiện đại, trước những nguy cơ đe doạ bằng chiến tranh công nghệ cao, không chỉ là các loại vũ khí siêu hiện đại phá huỷ trực tiếp mà cả những cuộc chiến tranh mạng, chiến tranh kỹ thuật số.

Trung Quốc cho rằng những nguy cơ đó mới đáng lo ngại vì vậy đòi hỏi phải có một lực lượng được đào tạo tinh nhuệ về chiến tranh vũ trụ, tập trung đào tạo lực lượng hải quân, lực lượng vệ tinh – định vị, và đặc biệt là lực lượng chiến tranh mạng.

Để đáp ứng với yêu cầu này, Chính phủ Trung Quốc cho rằng cần phải xác định cả các nhiệm vụ cụ thế khác của từng lực lượng trong quân đội, cần phải xác định nhiệm vụ nhất quán không chỉ sẵn sàng chiến đấu trên chiến trường quân sự mà còn trong cả lĩnh vực chính trị.

Ngoài ra, lực lượng vũ trang hiện đại của Trung Quốc cũng đặt ra kế hoạch sẵn sàng đẩy lui và xoá sổ các âm mưu khủng bố, ý đồ phá hoại cũng như các hoạt động lật đổ để bảo vệ sự ổn định và hòa hợp của xã hội.

Trước nguy cơ gia tăng xung đột trên thế giới, Trung Quốc đã đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội.

Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng, phê chuẩn nguồn ngân sách khổng lồ chi cho việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc với việc tăng thêm 12,7 % chi phí ngân sách quân sự.

Theo đó, ngân sách quân sự hiện có của Trung Quốc vào khoảng 601 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 66 tỷ euro. Một con số đáng kinh ngạc, khiến nhiều quốc gia phải sửng sốt.

Theo giới chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới, với con số này, Trung Quốc đã đứng vào vị trí thứ hai trên thế giới về ngân sách chi cho các hoạt động quân sự trong năm 2011. Trong đó, 1/3 ngân sách sẽ được chi cho việc đào tạo binh lính và mua sắm trang thiết bị vũ khí hiện đại cũng như đầu tư chế tạo vũ khí.

Ngoài tập trung phát triển quân sự, Trung Quốc còn bổ sung chi phí hỗ trợ các nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, cũng như hỗ trợ cuộc chiến chống cướp biển.

Trong những năm gần đây, lực lượng hải quân của Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các hoạt động chống cướp biển Somalia. Hoạt động này đã giúp quân đội Trung Quốc tích luỹ thêm kinh nghiệm, nâng cao khả năng chiến đấu. Cụ thể, vào tháng 12/2010 hải quân của Trung Quốc đã gửi 7 tàu chiến để hộ tống an toàn 3.139 tàu chở hàng.

Trung Quốc luôn theo dõi mọi diễn biến tại các điểm nóng trên toàn cầu. Tình hình đang diễn ra cũng khiến Trung Quốc lo ngại. Trung Quốc có thể mất hàng loạt hợp đồng với các quốc gia tại các khu vực này lên tới 20 tỷ USD. Những gì đang diễn ra tại Bắc Phi và Trung Đông khiến Trung Quốc ngày càng giành nhiều sự quan tâm cho việc phải đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội.

Theo Tổ chức quốc tế Heritage Foundation, trong tháng 12/2010, lượng tài chính của Trung Quốc đổ vào các nước thuộc thế giới Arab ước tính khoảng 37 tỷ USD, ở các quốc gia châu Phi lên tới 43 tỷ USD, tại Tây Á – 45 tỷ USD, còn ở Đông Nam Á – 36 tỷ USD, ở khu vực Thái Bình Dương – 61 tỷ USD và ở châu Âu – 34 tỷ USD.

Rõ ràng, việc bảo vệ các kênh đầu tư thương mại trong bối cảnh xung đột và khủng hoảng chính trị leo thang tại những điểm nóng này cũng nằm trong phạm vi và nhiệm vụ quốc phòng mà sách trắng của Trung Quốc đề cập đến.

Việc Trung Quốc đầu tư mạnh cho quân sự khiến nhiều quốc gia phải lo ngại.

Sự khác biệt chính trong lần công bố Sách trắng quốc phòng lần này là đề cập đến các nhân tố xấu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phát triển quốc phòng của Trung Quốc, điều này cũng khiến Trung Quốc lo ngại về gia tăng các nguy cơ rủi ro cho nền an ninh Trung Quốc.

Song song là sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh quân sự trên thế giới. Nhiều nước đang tích cực theo đuổi và áp dụng chiến lược toàn cầu, mở rộng phạm vị chiến trường ra cả không gian và các vùng cực. Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại bởi sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và hàng loạt các động thái tăng cường liên minh quân sự và can thiệp vào các vấn đề an ninh khu vực với nhiều vẫn đề như cuộc xung đột ở hai miền Triều Tiên cho đến tình hình tại Afghanistan…

Với những thực tế này, Trung Quốc cần phải xây dựng một “vũ khí” riêng. Mới đây, Trung Quốc liên tục tiền hành nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các loại vũ khí tối tân và trang bị thêm nhiều máy bay hiện đại, tàu hỗ tống, tàu ngầm và tàu khu trục, hơn nữa còn tăng cường công tác đào tạo huấn luyện binh lính, tăng cường số quân.

Mặc dù Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng khá kín đáo tuy nhiên cũng thông qua đây Trung Quốc cũng muốn thị uy sức mạnh quân sự, tạo ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế, và ngầm cảnh báo với một số nước đang đối đầu với Trung Quốc.

Nam Hoàng (theo Topwar)

Bài này đã được đăng trong Giáo dục. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

8 Responses to Chiến tranh nhân dân

  1. chiến tranh nhân dân nói:

    phân tích rõ vai trò của nhân dân trong các cuộc khán chiến chống phap,mĩ dùm mình ti.
    thankkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

    Thích

    • U 50 nói:

      Nhân dân ta đã đánh thắng hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ… là nói theo luận điệu tuyên truyền, bản chất cuộc chiến là sự tranh giành quyền lực của ĐCS và chính quyền bù nhìn. Theo dòng chảy lịch sử thì không có cuộc chiến này nhân dân ta vẫn lấy lại được độc lập, tự do bằng con đường bất bạo động do tự do bầu cử, tự do lập hội, đoàn, tự do ngôn luận… được quy định trong hiến pháp.

      Những nước phương xa không có tham vọng nới rộng lãnh thổ, chiếm luôn thuộc địa… Mục tiêu của họ là khai thác tài nguyên, khai thác nhân công, phòng thủ từ xa… Chỉ có TQ mới là kẻ thù truyền kiếp lúc nào cũng muốn xâm chiếm, hòa nhập, thôn tính VN để nới rộng biên giới.

      Cuộc nội chiến nam – bắc VN có sự kích động của TQ gây chia rẽ dân tộc, hủy diệt sức mạnh VN, bảo vệ quyền lợi TQ… bản chất là cuộc chiến vô nghĩa, phi lý. Giá như miền Nam không bị thất thủ ngày nay có lẽ đã trở thành Nam Triều Tiên với một chính quyền do dân bầu, các ông nghị phải được học hành bài bản từ phương Tây…

      Về câu hỏi của bạn có thể tham khảo bài viết

      VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA HẬU PHƯƠNG LỚN MIỀN BẮC ĐỐI VỚI TIỀN TUYẾN LỚN MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
      Nguyễn Quốc Huy – CĐVNHK08

      Khi bàn về chiến tranh cách mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc”. Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương cũng cố và xây dựng. Ngược lại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến.
      Như chúng ta đã biết, sau hiệp định Giơnevơ đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đang tiến hành cách mạng XHCH và xây dựng CNXH. Đó là một chuyển biến cực kì trọng yếu quyết định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong khi đó, Miền Nam nước ta còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm, nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành. Nằm trong nhiệm vụ chiến lược chung của cả dân tộc – nhằm chấm dứt tình trạng dất nước bị chia cắt, Đảng đã xác định Miền Bắc là hậu phương lớn và Miền Nam là tiền tuyến lớn. Miền Bắc tiến lên CNXH, thực hiện cải tạo CNXH và bước đầu phát triển kinh tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề vững chắc cho cách mạng miền Nam phát triển. Miền Bắc –hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì thế, Miền Bắc phải có mối quan hệ gắn bó, phối hợp với miền Nam tạo điều kiện cho nhau phát triển. Thắng lợi giành được ở mỗi miền là thắng lợi chung cho cách mạng hai miền.
      Ngay sau khi hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương được kí (7/1954), Mĩ đã tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt (1960 – 1965), chiến tranh cục bộ (1965 – 1968). Đến năm 1968, khi bước vào Nhà Trắng, Nichxơn đề ra chiến lược toàn cầu mang tên mình – “Học thuyết Nichxơn”, Học thuyết này thực hiện đầu tiên ở miền Nam Việt Nam với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trong khi đó, ở Miền Nam lúc này quân và dân ta gặp không ít khó khăn về vũ khí, lương thực thực phẩm, lực lượng chiến đấu… Để giữ vững và phát triển phong trào tấn công địch Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định: xây dựng miền Bắc thật sự “vững mạnh và tiến bộ”, “thiết thực chiếu cố miền Nam”, “là nền tảng là gốc rễ của lực lượng đấu tranh”,“Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải củng cố”, “Muốn thực hiện cương lĩnh của Mặt Trận, thì chúng ta phải ra sức cũng cố Miền Bắc về mọi mặt, ….Nền có vững, nhà mới chắc, gốc có mạnh, cây mới tốt”. Thực hiện chủ trương chi viện lực lượng, vật chất cho miền Nam, ngay từ tháng 7 năm 1954, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập đoàn vận tải trên biển Đông, đặt tên là Đoàn 759. Bộ Chính trị cũng quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biển (sau này là tuyến đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển)để vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa cán bộ, bộ đội, chuyển công văn, tài liệu đi lại giữa hai miền. Như vậy, ngay từ đầu Đảng và nhà nước đã nhận thấy được tầm quan trọng, vai trò quyết định của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn Miền Nam. Đây là một đường lối hoàn toàn đúng đắn của Đảng.
      Từ khi hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta ở miền Bắc đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành cải tạo ruộng đất, kết thúc thắng lợi thời kì khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và hăng hái thi đua ra sức thực hiện kế hoạch nhà nước “3 năm”, “5 năm”, cải tạo kinh tế, phát triển kinh tế, văn hoá, văn hoá… để nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân và hơn hết làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho miền Nam, cùng miền Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc từ đó làm cơ sở vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
      Miền Bắc khẩn trương tổ chức động viên sức người, sức của nhằm chi viện nhanh chóng, kịp thời, liên tục đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam trong các cuộc tiến công và nổi dậy.Công tác động viên lực lượng ở miền Bắc được thực hiện trên quy mô lớn nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh chiến đấu cho quân đội, đáp ứng yêu cầu bổ sung quân số cho chiến trường miền Nam. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai”, “vì miền Nam ruột thịt” nhân dân miền Bắc từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng, chi viện cao nhất cho đồng bào và chiến sĩ Miền Nam. Khẩu hiệu “Tay cày tay súng” với các phong trào thi đua như “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Cờ Ba Nhất” trong lực lượng vũ trang, “Hai tốt” trong trường học, “Thầy thuốc như mẹ hiền” trong ngành y tế, “Ba cải tiến” trong các cơ quan, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, “Ba sẵn sàng” trong thanh niên…phát triển rộng khắp, trở thành cao trào.
      “Trong 15 năm qua Miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới” (Hồ Chí Minh). Miền Bắc đã tạo cơ sở mới về chính trị, kinh tế, quốc phòng để chi viện lực lượng và vật chất cho miền Nam. Với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh cùng với sự hậu thuẫn của quốc tế Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, tạo tiền đề cho cách mạng miền Nam Việt Nam chuyển hướng, giúp miền Nam vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, vùng lên đúng lúc, trụ vững trong những lúc ác liệt nhất, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp trên cả ba vùng chiến lược. Đây là cơ sở vững chắc để Đảng ta cũng cố và nâng cao quyết tâm chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
      Nhận thấy vai trò của hậu phương lớn miền Bắc đối với chiến trường miền Nam, đế quốc Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại với quy mô lớn, với mức độ đánh phá ác liệt đối với Miền Bắc và đối với tuyến giao thông vận tải chiến lược hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn đối với miền Nam. Mĩ muốn phá hoại tận gốc tiềm lực quân sự kinh tế của Việt Nam, “kéo lùi miền Bắc Việt Nam trở lại thời kì đồ đá”, làm cho ta không còn khả năng chiến đấu.
      Miền Bắc đã tập trung lớn khả năng về lực lượng, phương tiện để khắc phục tại chổ và kịp thời hậu quả của chiến tranh, vượt qua vòng vay phong tỏa của địch để tiếp nhận tốt hàng viện trợ của bên ngoài và tiếp viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đến đỉnh cao và hết sức ác liệt vẫn không ngăn được miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương. Dưới bom đạn ác liệt của kẻ thù, miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khói lửa chiến tranh; duy trì, phát triển tiềm lực về mọi mặt, tiếp tục tăng cường lực lượng ngày càng lớn cho tiền tuyến, đồng thời về cơ bản vẫn giữ vững đời sống nhân dân hậu phương ổn định, đảm bảo càng đánh càng mạnh. Từ năm 1965 đến năm 1975, miền Bắc đã động viên hàng triệu lao động, mở rộng lực lượng vũ trang và phục vụ chiến đấu. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực động viên ở miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp 4 đến 5 lần so với trước. Nhu cầu về nhân lực của nhiều ngành trực tiếp phục vụ chiến tranh cũng tăng lên rất lớn. Nhân lực động viên đến cuối năm 1972 cần tới trên 2 triệu người, chiếm khoảng 30% lao động xã hội miền Bắc, trong đó 70% là nam giới. Tỉ lệ tuyển quân ở xã cao nhất là trên 10% dân số; 70% số hộ gia đình ở miền Bắc có người thân chiến đấu trên các chiến trường. Trên đồng ruộng, phụ nữ chiếm 63% trong số lao động sản xuất trực tiếp. Giai đoạn 1973 – 1975: 50% số quân bộ đội tập trung ở miền Nam là lực lượng do miền Bắc tăng cường. Hai năm 1973-1974, miền Bắc tiếp tục động viên 25 vạn thanh niên vào lực lượng vũ trang, bổ sung cho chiến trường 15 vạn quân; chuyển hàng vạn thương binh, bệnh binh từ các chiến trường về điều trị và giải quyết nhanh chính sách. Năm 1975, năm cuối của cuộc kháng chiến, tổng số nhân lực Miền Bắc động viên theo nhu cầu quốc phòng chiếm tới 30% lực lượng lao động xã hội ở miền Bắc, 60 – 65% số đó vào lực lượng vũ trang. Trên 80% quân số, 81% vũ khí, 60% xăng dầu, 65% thuốc men, 85% xe vận tải trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là do miền Bắc đưa vào.
      Về vật chất: phần lớn vũ khí, thiết bị chiến tranh, lương thực, thuốc men… phục vụ công tác chiến đấu và ổn định vùng giải phóng ở miền Nam là do miền Bắc chi viện. Miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất phương tiện kĩ thuật do nước ngoài viện trợ chuyển vào Miền Nam bằng mọi cách có thể. Trong những năm 1965 – 1968, miền Bắc đã tổ chức vận chuyển vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm 1961 – 1964. Trong năm 1970, lắp đặt đường ống dẫn xăng từ miền Bắc vào miền Nam dài 500km, đến cuối năm 1971 nâng lên gần 1000km. Nhờ tuyến dường ống, mùa khô năm 1070.1971, Miền Bắc đã chuyển vào chiến trường khối lượng xăng dầu gấp 10 lần mùa khô 1969 – 1970.
      Ngày cũng như đêm, trên mọi nẻo đường từ hậu phương đến tiền tuyến, hàng chục vạn nhân dân và bộ đội sát cánh đánh địch, mở đường và vận chuyển với tinh thần anh dũng, bền bỉ, thông minh và sáng tạo vô song; đảm bảo cho chiến trường đủ súng, đủ đạn, đủ quân, ăn no đánh thắng. Các tuyến đường chiến luợc: Trường Sơn, Hồ Chí Minh trên biển… đã góp phần phát huy sức mạnh của miền Bắc XHCH bằng nhân tố quyết định nhất, kết hợp với sức mạnh tại chỗ của cách mạng miền Nam – nhân tố quyết định trực tiếp, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn của cả nước, của dân tộc để đưa kháng chiến chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Đường Trường Sơn, đương Hồ Chí Minh là địa bàn chiến lược vững chắc nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, nó là biểu hiện sự liên minh chiến đấu tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc trở thành một phương hướng chiến lược quan trọng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành huyền thoại bất tử, gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Số hàng do tuyến vận tải đường biển giao cho tiền tuyến lớn Miền Nam tuy không nhiều và bị tổn thất, nhưng có ý nghĩa rất lớn.
      Số lượng trên có thể còn nhiều, nhiều hơn nữa, chưa tính những thiệt hại do bị quân địch phát hiện, hàng trăm con thuyền phải tự chiềm xuống đấy đại dương để khỏi bị địch phát hiện, con số thống kê này không nói lên điều gì khác ngoài việc chứng minh vai trò quyết định của hậu phương miền lớn Miền Bắc đối với tiền tuyến lớn Miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
      Trên nền tảng chế độ xã hội mới được xây dựng trong 10 năm hòa bình (1954 – 1964) được cũng cố và bảo vệ vững chắc trong 10 năm chiến tranh (1965 – 1975), Đảng và nhà nước đã ban hành và thực hiện các biện pháp nhằm làm cho Miền Bắc phát huy đầy đủ, liên tục vai trò tác dụng có ý nghĩa quyết định đối với cộng kháng chiến chống Mĩ.Miền Bắc với khẩu hiệu: “Miền Nam gọi, miền Bắc trả lời”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Một thân không thể chia đôi/Lửa gươm không thể cắt rời núi song”… đã cũng cố niền tin và nâng cao quyết tâm chiến đấu cho nhân dân miền Nam đấu tranh đánh bại mọi chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, kí Hiệp định Pari, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.
      Như vậy, có thể kết luận lại rằng: Bên cạnh hậu phương tại chổ: vùng giải phóng và căn cứ vững chắc, “căn cứ lõm”, các “cơ sở” ở sâu trong vùng địch, “căn cứ trong lòng nhân dân”, hậu phương Miền Bắc là một hậu phương lớn phục vụ đắm lực cho công cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược ở tuyền tuyến lớn Miên Nam. Lực lượng và vật chất là những nhân tố chiến lược quan trọng trong chiến tranh đã được hậu phương lớn Miền Bắc đáp ứng kịp thời, đầy đủ và liên tục. Nhờ vậy mà lực lượng chiến đấu được khôi phục, thế trận của cách mạng cũng được lấy lại. Mỗi bước ngoặt của chiến tranh, phong trào cách mạng ở Miền Nam gặp không ít khó khăn, nhưng có hậu phương lớn chi viện và chia sẽ đã làm cho cách mạng ở miền Nam phát triển và có bước nhảy vọt. Sự lớn mạnh không ngừng của Miền Bắc không những nâng cao lòng tin tưởng và cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của đồng bào yêu nước ở Miền Nam mà còn làm cho lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi cả nước càng nghiêng về phía cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi cuối cùng.
      Nhìn lại lịch sử ta có thể khẳng định rằng: Miền bắc là hậu phương lớn mà không thể phân biệt đâu là tiền tuyến, đâu là hậu phương. Cả dân tộc đã kết thành một khối vì khát vọng hòa bình và độc lập, tự do. Không giống như mọi hậu phương của chiến tranh mà chúng ta đã thấy, hậu phương Miền Bắc vừa xây dựng, vừa tích lũy, cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa chiến đấu bảo về hậu phương vừa cùng miền Nam chiến đấu chống Mĩ xâm lược. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn là chiếc cầu nối giữa cách mạng nước ta và cách mạng thế giới. Miền Băc là chổ dựa vững chắc cho cách mạng Miền Nam, đặc biệt những thời kì cách miền Nam bị tổn thất nặng nề.
      Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc không ngừng tăng cường sức mạnh cho miền Nam, quân và dân miền Bắc đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân hiếm có trong lịch sử các cuộc chiến tranh, với một nền nghệ thuật quân sự rất sáng tạo và có hiệu lực lớn. Đánh bại các bước leo thang chiến tranh của không quân, hải quân Mĩ, làm thất bại các mục tiêu chiến lược chủ yếu của cuộc chiến tranh của Mĩ, quân và dân hậu phương Miền Bắc đã góp phần rất quan trọng cùng tiền tuyến lớn miền Nam đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Vai trò của miền Bắc XHCN trong cuộc chống Mỹ, cứu nước được Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) khẳng định: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc XHCN suốt 16 năm qua luôn luôn cùng một lúc làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ XHCN, và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước”.

      NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
      Về đại thắng mùa xuân năm 1975,Bộ nội vụ các cục văn thư và lưu trữ nhà nước trung tâm lưu trữ quốc gia II, NXB Chính trị Quốc Gia, Năm 2009
      Đại cương lịch sử Việt Nam, Trương Hữu Quýnh, NXB Giáo dục, Năm 2003.
      Đại cương lịch sử Việt Nam, Đinh Xuân Lâm, NXB Giáo dục, Năm 2003.
      Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay : Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm, Trần Bá Đệ, NXB Giáo dục, Năm 2002.
      Tiến trình lịch sử Việt Nam/ Nguyễn Quang Ngọc, NXB Giáo dục , Năm 2007.
      Web: http://www.cpv.org.vn/cpv/
      http://www.lichsuvietnam.vn/
      http://www.lichsuvietnam.info/

      Thích

  2. ng minh nói:

    theo tôi
    chiến tranh nhân dân không bao giờ lỗi thời
    khi nào nhà nước không có nhân dân thì khi ấy không còn cần đến chiến tranh nhân dân

    Thích

  3. Hồ Đức Thắng nói:

    Tại sao bài viết lại lấy cái bản đồ có Chữ South China Sea thế kia?!

    Thích

  4. lan nói:

    trinh bay nhung hieu biet cua ban ve chien tranh nhan dan bao ve to quoc Viet Nam giai doan 1945 den nay, dum minh nhe.
    Thanks kiuuuuuuuuuu

    Thích

  5. NDT nói:

    DKKM cái thằng phản quốc đây mà. Nhìn sơ là hiểu cần gì pải đọc. Mà thằng này chắc chó đẻ nó ra rồi,

    Thích

  6. Thuý nói:

    tại sao nước ta phải tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện

    Thích

Bình luận về bài viết này