Trường chính trị


Tồn tại một hệ thống trường chính trị cao cấp, trung cấp từ bắc chí nam, án ngữ những vị trí tốt trong khu dân cư là một trong những lãng phí nhất của hệ thống chính trị hiện hành.
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho các lãnh đạo, biến họ thành một mẫu đúc từ một khuôn, nên không lạ gì các phát biểu lãnh đạo cấp cao của ĐCS đều na ná giống nhau.
Hệ thống trường chính trị đã bị lạc hậu, lỗi thời do:

  • Chủ nghĩa Mark – Lenine bộc lộ quá nhiều nhược điểm
  • Hệ thống XHCN tan rã, thiếu thành trì, chổ dựa cho các ĐCS yếu kém
  • ĐCS biến chất trở thành bọn độc tài, quân phiệt… biến quyền lực cá nhân thành công cụ vơ vét tiền bạc, chức vị…
  • Biết lập luận ngụy biện nhưng buộc phải tuân theo nên các cán bộ chính trị mắc phải bệnh tự mình nhồi sọ, đầu độc chính bản thân và các “Đồng chí” của mình. Hình thành lối sống hai mặt xem nói dối là cái bình thường, những bức xúc, ray rức nghề nghiệp buộc phải nén sâu trong lòng không dám bộc lộ.
  • Phát ngôn trước dư luận phương Tây các quan chức VN dễ trở thành trò hề cho giới báo chí.

Có những cái tát tai trực diện nạn nhân có thể đau đớn một tý rồi hết, có những cái tát không thể hiện bằng hành động nhưng gây đau đớn thấu tim. Sự hùng hổ của ông Triết, ông Trọng khi phát biểu ở Cuba về tính ưu việt CNXH, sự thối nát của CNTB, tình hữu nghị anh em … dẫn đến hậu quả VN phải tặng quà viện trợ cho Cuba, các nước ngày càng e ngại VN, Brazin hủy tiếp TBT Trọng…
Chức năng của trường học là dạy cho con người văn hóa, nghề nghiệp để vào đời, có những trường đặc biệt dạy, cải hóa bọn lười biếng, bất lương, nghiện ngập thành người tốt… nói chung trường nào cũng tốt, giúp ích cho đời. Chỉ riêng có trường chính trị là vô ích, lãng xẹt cần biến đổi công năng thành các trường học đang rất thiếu ở VN.
Đã có một thời do đi kháng chiến các lãnh đạo không được học hành đến nơi đến chốn nên khai sinh ra học vị, học hàm chính trị cao cấp nhằm lòe bịp thiên hạ, thế hệ COCC kế tiếp được ăn học tươm tất hơn nên chuyện bằng cấp không thành vấn đề, nên việc tồn tại một hệ thống trường chính trị là không cần thiết, rất lãng phí.
Trở ngại lớn nhất khi giải tỏa, chuyển đổi công năng trường chính trị là:

  • Sa thải vô số giảng viên chính trị, buộc họ phải chuyển nghành nghề
  • Đụng đến quyền lợi cá nhân của những người có chức vụ lớn trong ĐCS
  • Lay chuyển tận gốc cơ chế chính trị hiện nay.
  • ,,,

Ưu điểm việc chuyển đổi:

  • Thêm nhiều trường học cho dân
  • Sử dụng đồng tiền đóng thuế của dân hợp lý
  • Loại bỏ hệ thống tuyên truyền, đầu độc CS, giúp cán bộ lãnh đạo sống thực tế hơn, gần dân hơn, trung thực hơn.
  • ,..

Tùy theo tình hình, nhu cầu mỗi thời một khác nên việc loại bỏ trường chính trị là một nhu cầu bức thiết nhất hiện nay, mở đường cho việc dân chủ dần dần ít gây biến động lớn nếu ĐCS thật lòng muốn cải tổ đất nước thoát khỏi họa diệt vong.

TBT Đảng CSVN hủy chuyến thăm Brazil

  • Ông Nguyễn Phú Trọng thăm ông Fidel CastroÔng Trọng đã ‘xúc động’ khi gặp lại lãnh tụ Cuba Fidel Castro

Chuyến thăm Brazil theo lời mời của Tổng thống Dilma Rousseff của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, dù đã được hai nước chuẩn bị từ trước, đã đột ng̣ột bị hủy vào giờ chót.

Theo kế hoạch, ông Trọng sẽ bay đến Brazil ngay sau chuyến thăm Cuba trong kéo dài đến ngày 15/4. Tuy nhiên, ông đã từ Havana bay thẳng về Việt Nam.

Thông tấn xã Việt Nam loan báo nguyên nhân hủy chuyến thăm là ‘do khó khăn đột xuất của phía Brazil’. Tuy nhiên hãng thông tấn nhà nước không nói rõ đây là khó khăn gì.

Một cán bộ ngoại giao Việt Nam giấu tên nói với BBC rằng đây là việc mà ông ‘chưa thấy trong mấy chục năm làm ngoại giao’.

Ông nói có một số nước xem ông Trọng như nguyên thủ quốc gia của Việt Nam nhưng cũng có những nước không mặn mà lắm với tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước đó, sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng hoàn tất chuyến thăm 5 ngày tới Cuba, hai nước đã ra tuyên bố chung.

Ông Trọng cũng đã đến thăm lãnh tụ Cuba Fidel Castro chiều thứ Tư ngày 11/4 trước khi ông lên đường về nước.

Tuyên bố chung

Trong tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 12/4, Tổng bí thư Trọng và Chủ tịch Cuba Raul Castro ca ngợi ‘sự ưu việt’ của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản và khẳng định tình đoàn kết của hai nước Việt Nam – Cuba.

Hai nhà lãnh đạo cho rằng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là ‘sự nghiệp cao cả, lâu dài’ nên ‘đòi hỏi sự kiên định’.

Tuyên bố chung nhận định rằng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là lỗi ‘hệ thống’ của chủ nghĩa tư bản và làm trầm trọng hơn tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.

Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt bao vây cấm vận Cuba. Hai nước khẳng định sẽ ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc niên khóa 2014-16.

Còn cuộc gặp giữa ông Trọng với Fidel Castro đã diễn ra vào ngày 11/4 nhưng đến hai ngày sau tin về cuộc gặp mới được loan ra.

Ông Trọng đã ‘xúc động’ gặp lại Fidel Castro, theo mô tả của Thông tấn xã Việt Nam thì ông Trọng khẳng định với Fidel rằng hình ảnh của ông luôn ‘là biểu tượng cao đẹp’ trong trái tim ‘mỗi người Việt Nam’.

Các bộ trưởng cùng đi trong phái đoàn của ông Trọng cũng có những buổi làm việc với những người tương nhiệm của nước chủ nhà để bàn về cơ hội hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng loan báo món quà 5.000 tấn gạo mà Việt Nam tặng cho ‘nhân dân Cuba anh em’.

Bài này đã được đăng trong Giáo dục. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này